Kinh Nghiệm Viết Câu
Đã không ít các bạn học sinh băn khoăn, làm sao để bài văn nghị luận được sinh động, phong phú và lôi cuốn người đọc. Chúng ta cần biết: nghị luận là bài văn của tư duy, rất cần ý tứ chặt chẽ, lập luận
chắc chắn… Điều đó không có nghĩa là văn nghị luận từ chối mọi cảm xúc, hình ảnh, mà ngược lại, nó cũng cần sự
“tươi mát” theo cách của riêng mình. Muốn thế, trước hết phải sử dụng linh hoạt nhiều loại câu.
1. Câu hỏi tu từ: nhằm gợi lên vấn đề buộc người đọc phải suy nghĩ tiếp hay khéo léo khẳng định chính kiến của mình. Chẳng hạn:
* “Nguyên Hồng đã sống hơn 60 năm, đã viết hơn 40 năm, ai biết được ông đã đổ ra bao nhiêu nước mắt cho đời và nghệ thuật. Bây giờ, nằm dưới ba thước
đất ấy, nguồn nước mắt ấy liệu có bao giờ khô cạn được chăng?” (Nguyễn Đăng Mạnh).
* “Phải chăng tinh hoa ngàn năm văn hiến của dân tộc đã hội tụ và thăng hoa nơi kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?” (đưa ra chính kiến của bản thân).
2. Câu có nhiều vế: giúp câu văn được diễn
đạt sâu hơn, rộng hơn, như:
* “Xuân Diệu
đã từng bỏng môi, rát lưỡi, đau răng vì đã uống tham lam vào suối mặt trời, đã ăn hăm hở vào trái xuân hồng”.
*“Một mầm xanh thơ ca chỉ có thể vươn cao, đơm hoa kết trái khi rễ đâm sâu, bám chặt vào mảnh đất cuộc đời. hút lấy tinh
chất cuộc sống, ướp hương vào trong thơ…”.
3. Câu đặc biệt: nhằm nhấn mạnh ý, gây ấn
tượng:
*“Trời đất ơi! Tú Bà nói không đầy nửa phút mà nước bọt mép của mụ văng ra mãi tới ngàn năm…” (Xuân Diệu).
*“Yêu thương! Vâng! Chỉ có thứ tình cảm thiêng liêng ấy mới giúp thanh lọc tâm hồn”.
4. Câu văn giàu hình ảnh: giúp bài văn nghị luận được “tươi mát”, lôi cuối, gây khoái cảm cho người đọc:
* “Thần công
lý của nước mẹ Đại Pháp được tượng trưng bằng một người đàn bà một tay cầm cân, một tay cầm gươm, “cân”
để đảm bảo đong đo đúng công lí; còn “gươm” để tr ừng phạt kẻ có tội. Cũng là vì công lí . Thế nhưng đến Việt nam thì cái cân rơi mất, chỉ còn lại thanh gươm.
Thành ra, công lí mà thực dân Pháp đem đến cho dân ta chỉ là sự đàn áp, chém giết…” (Nguyễn Ái Quốc).
* “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi lòa chói rực rỡ của mình.” (Chế Lan Viên).
5. Câu có ẩn dụ: giúp diễn đạt hàm súc, hình ảnh:
* “Một bài
thơ hay thực sự, đó là một chiếc vỏ ốc nhỏ bé mong manh, mà từ đó vọng lên tiếng sóng của đại dương cuộc
đời, tiếng gió của những tình yêu thương con người và cả cái lặng im thâm trầm của những chiêm nghiệm sâu xa…”
6. Câu vận dụng lí luận văn học: áp dụng cho
mở bài hay kết bài:
*“Cuộc
sống với những hiện thực phong phúm phức tạp vừa là đối tượng hướng tới vừa là nguồn mạch nuôi dưỡng văn
học. Quay lưng lại với cuộc sống, mải mê đúc chữ, luyện câu, mọi giá trị của văn chương chỉ là một thứ kĩ xảo,
vẽ vờn.”
7. Vận dụng thành ngữ, diễn đạt sinh động:
*“Người ta thường nói “bần cùng sinh đạo tặc”. Lão Hạc “bần cùng” nhưng không “đạo tặc”. Lão là thánh.”
Nếu bạn đã có ý thức phân chia, luyện tập viết câu theo từng loại như vậy, đồng thời,
phối hợp linh hoạt chúng trong bài viết của mình, chắc chắn, bài văn của bạn sẽ lôi cuốn hơn rất nhiều.
Trên đâu là một vài kinh nghiệm luyện viết câu
của mình. Rất mong được trao đổi với các bạn. :afro: