Trường THPT Cao Bá Quát - Quốc Oai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trường THPT Cao Bá Quát - Quốc Oai

Forum Trường THPT Cao Bá Quát - Quốc Oai - Hà Nội
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» Ngày mai chàng hoàng tử ấy, không phải là anh...
Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Icon_minitimeTue Dec 29, 2015 4:45 pm by mycomputer

» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Icon_minitimeFri Dec 18, 2015 5:04 pm by mycomputer

» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Icon_minitimeMon Nov 23, 2015 3:45 pm by mycomputer

» Em muốn được ôm anh từ phía sau
Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Icon_minitimeFri Nov 13, 2015 4:09 pm by mycomputer

» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Icon_minitimeMon Nov 09, 2015 4:45 pm by mycomputer

» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Icon_minitimeMon Nov 09, 2015 4:42 pm by mycomputer

» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Icon_minitimeThu Nov 05, 2015 4:23 pm by mycomputer

» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Icon_minitimeTue Oct 27, 2015 4:20 pm by mycomputer

» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Icon_minitimeThu Oct 22, 2015 4:23 pm by mycomputer

» Thương vội người đến sau...
Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Icon_minitimeTue Oct 13, 2015 4:04 pm by mycomputer

» Cơ hội nhận sim Vodafone miễn phí cho các bạn du học sinh Úc
Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Icon_minitimeWed Sep 16, 2015 9:08 pm by tango

» Du học tại Alabama (Mỹ), có thể bạn chưa biết
Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Icon_minitimeMon Jul 06, 2015 8:20 pm by tango

» Em à, cứ dựa vào tuổi trẻ của mình mà sống!
Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Icon_minitimeTue Jun 02, 2015 3:55 pm by mycomputer

» Người ta gọi em là người thứ ba...
Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Icon_minitimeTue May 19, 2015 3:55 pm by mycomputer

» Yêu anh, em đã có những tháng năm đẹp nhất…
Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Icon_minitimeThu May 14, 2015 3:40 pm by mycomputer

Thống kê diễn đàn

 

 Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc

Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Admin
admin


Tổng số bài gửi : 123
Điểm : 11622
Join date : 25/05/2009
Age : 33
Đến từ : CBQ 12A2 2006 - 2009

Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Empty
Bài gửiTiêu đề: Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc   Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc Icon_minitimeMon Jun 01, 2009 9:42 pm

2.Phân tích

2.1.Đoạn 1: Tâm tình người ở lại

 Hai câu hỏi mở đầu cho cuộc chia ly:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
-Xưng hô: Mình –ta

•Hay gặp trong ca dao: biểu hiện tình yêu đôi lứa (Mình nói với ta mình hãy còn son/ Ta đi qua ngõ thấy con mình bò; Mình với ta tuy hai mà một/ Ta với mình tuy một mà hai…) > tình cảm cá nhân.
•Biểu đạt tình cảm cán bộ kháng chiến - đồng bào Việt Bắc > tình cảm chung, lớn, mang màu sắc chính trị.
Cuộc chia tay lịch sử được miêu tả như cuộc chia ly của đôi bạn tình > tình cảm chính trị không khô khan, xa cách mà trở nên gần gũi, dung dị, thân thuộc.
-Điệp từ: nhớ (lặp lại 4 lần)

• Nêu rõ cảm hứng chủ đạo của bài thơ và tình cảm tự nhiên của cuộc chia li: trong giờ phút lên đường, bao nhiêu kỉ niệm nhớ thương dội về, bao nhiêu băn khoăn xung quanh chuyện nhớ-quên, vương níu bước chân giã từ.
• Giống như một nốt nhấn, một âm chủ chi phối mọi biến tấu trong khúc hát chia li.
-Lời hỏi:

• Mười lăm năm > chặng thời gian chiến đấu đầy gian khổ > lượng thời gian cụ thể, có thể đo đếm nhưng lượng ân tình thì vô hạn “thiết tha mặn nồng”.
• Cây-núi-sông- nguồn: nhắc nhớ không gian Việt Bắc, gợi tình cảm cội nguồn truyền thống.
Tái hiện một thời kháng chiến, một vùng kháng chiến. Tóm lại:
-4 câu đầu chứa 2 câu hỏi: mang sắc thái lời ướm hỏi ngọt ngào của đôi lứa, giống như một ca dao tình yêu > nhắc nhớ về Việt Bắc – cội nguồn cách mạng.
-Cách nói: trực tiếp đi vào cuộc chia li.
-Giọng thơ: thiết tha, nồng ấm > câu hỏi vì thế mang tính chất gợi nhớ, lấy ân tình gọi ân tình hơn là một tra vấn bằng lí chí.
 Sự kiện chia li:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
-Áo chàm: hình ảnh hoán dụ > đồng bào Việt Bắc, xác định vị thế: người ở
lại, người đưa tiễn.
-Hành động :cầm tay

• Tượng trưng cho tình cảm keo sơn gắn bó.

• Dấu “…”, cách ngắt nhip lẻ 3/5 (Cầm tay nhau/ biết nói gì hôm nay) và nỗi băn khoăn thốt thành lời “biết nói gì hôm nay” > gợi hình dung cái bắt tay ngập ngừng, phân vân, trĩu nặng lưu luyến, bịn rịn.
-Trạng thái: bâng khuâng, bồn chồn > từ láy diễn tả trực tiếp tâm trạng kẻ đi - người ở, “Bước đi một bước dây dây lại dừng…”.
 Tiếng nói tâm tình
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.
-Cấu trúc:
• 6 cặp lục bát/ 12 dòng thơ, tương ứng với 6 câu hỏi, mỗi câu tái hiện một cảnh sắc thiên nhiên, một đặc sản, một sinh hoạt, một sự kiện lịch sự.
• Điệp cấu trúc: Mình đi/ Mình về > đan xen, vừa lặp lại vừa biến đổi linh hoạt > đong đưa nhịp nhàng như lời ru > tạo nhịp ru cho đoạn thơ và toàn bộ bài thơ.
-Hình ảnh

• Không gian:
Mưa - suối- mây- mù
Chiến khu
Nhà, núi non
Nhận xét: xa xôi, mờ mịt> xác định, cụ thể > không gian tranh đấu > khép lại là địa danh lịch sử.
• Tương phản:
Cuộc sống vật chất thiếu thốn, khó khăn (cơm chấm muối) >< tình cảm yêu nước căm thù giặc, trách nhiệm (thù nặng vai)
Cuộc sống vắng vẻ, hoang sơ (hắt hiu lau xám) >< ấp ủ tấm lòng thuỷ chung son sắt (đậm đà lòng son)
Đặc trưng Việt Bắc: khó nghèo nhưng ăm ắp ân tình cách mạng > giọng thơ đầy tự hào.
-Cách nói độc đáo: Mình đi mình có nhớ mình> 3 từ mình

• Mình (1, 2): cán bộ kháng chiến.

• Mình (3): vừa là đồng bào Việt Bắc vừa là cán bộ kháng chiến. Nhận xét:
• Trong ca dao: mình dùng để chỉ đối tượng trữ tình.

• Trong thơ Tố Hữu: vừa để chỉ đối tượng trữ tình vừa chỉ chủ thể trữ
tình > màu sắc hiện đại.
Câu hỏi đa nghĩa diễn tả một vấn đề mang màu sắc nhân sinh của thời đại: vấn đề nhớ - quên, thái độ ứng xử với quá khứ (liên hệ với cảm hứng tự vấn trong “Ánh trăng” của Nguyễn Duy)
- Cách ngắt nhịp: 4/4 , 2/2/2/2 > tạo tiểu đối > sự cân xứng > nhạc điệu riêng (trầm bổng, ngân nga, tha thiết) > vẻ đẹp riêng (vừa dân giã vừa mới mẻ, vừa truyền thống vừa hiện đại)
12 câu thơ vừa tái hiện không gian Việt Bắc- khó nghèo, lam lũ nhưng đã thân thuộc và trở thành cái nôi của cách mạng; vừa kín đáo gửi gắm những vấn đề thời đại có ý nghĩa nhân sinh phổ quát.
2.2.Đoạn 2: Tâm tình người ra đi

Lượng câu: 70 câu để trả lời băn khoăn của người ở lại (12 câu) > thấu hiểu sâu sắc, giải quyết thấu đáo mọi trăn trở.
 Khẳng định ân tình sắt son như nhất (4 câu đầu)
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.
-Ta với mình/mình với ta”: ngắt nhịp 3/3, mình – ta lặp lại xoắn xúyt > quấn quýt, gắn bó, không thể chia cắt > Vận dụng sáng tạo ca dao (Mình với ta tuy hai mà một/ Ta với mình tuy một mà hai) > mượn tình cảm lứa đôi để diễn tả quan hệ chính trị khăng khít bền chặt.
-Khẳng định: long ta – sau trước - mặn mà- đinh ninh > nhịp 2/2/2/2, kết hợp với 2 từ láy> lời khẳng định chắc nịch.
-Mình đi mình lại nhớ mình:

• Trả lời ngay lập tức nỗi băn khoăn của người ở lại> nhạy cảm, tinh tế.

• Chữ “lại”: thanh trắc ở âm vực trầm nhất > câu trả lời vừa là lời khẳng đinh, vừa là một nguyện thề thiêng liêng với người ở lại, với chính mình.
• Gắn với câu hỏi “Mình đi mình có nhớ mình” > Sự vận dụng sáng tạo cấu trúc ca dao (Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền): không chỉ có một vế đơn độc- vế hỏi vừa như nêu băn khoăn, vừa khẳng định lòng thuỷ chung của bến đợi mà còn có vế đáp để nói rõ sự chung thuỷ sắt son của người ra đi.
-Cách nói, cách đo đếm đậm màu sắc dân gian: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu > nghĩa tình cách mạng là vô hạn tận, như suối nguồn không bao giờ vơi cạn.
 Hiện thực Việt Bắc trong hồi tưởng:
-Khái quát: Sau khi khẳng định tấm lòng trước sau như nhất, người ra đi nhớ về một Việt Bắc ắp đầy kỉ niệm. Hình ảnh chiến khu càng sống động bao nhiêu càng cho thấy nỗi nhớ, tình cảm kẻ đi với người ở tươi mới bấy nhiêu. Cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt, kỉ niệm kháng chiến lần lượt hiện hình nổi sắc.
-Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi… Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng. Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

• Trăng - đầu núi, nắng chiều – lưng nương>điệp vần lưng > tạo chất nhạc du dương
• Âm thanh: chày đêm
Riêng, đặc trưng.
5/8 thanh bằng> không gian êm đềm, bớt hoang sơ.

• Bức tranh tứ bình:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng dọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Hoa cùng người > cách nói đồng nhất > nỗi nhớ đằm sâu, da diết.
Cấu trúc: câu lục tả thiên nhiên, câu bát tả con người > tạo sự đan xen hài hoà, cân xứng, mang thi vị cổ điển.
Màu sắc: xanh (rừng), đỏ (hoa chuối), trắng (mơ), vàng (phách), ánh sáng (đèo cao nắng ánh, trăng thu)> rực rỡ, lung linh, trong trẻo, ấm áp, chan hoà, tươi tắn, tràn trề nhựa sống.
Con người: trong tư thế lao động, làm chủ (dao gài thắt lưng, chuốt từng sợi giang, hái măng một mình) > mỗi người một dáng vẻ gắn với nỗi nhớ và rung cảm người ra đi> hiện lên chấm phá, được miêu tả bằng bút pháp gợi, trên nền bức tranh thiên nhiên lãng mạn, tinh khối.
Nghệ thuật dùng từ, tạo nhạc, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chính xác, giàu sức gợi (chuốt > khéo léo của lao động, công việc nặng nhọc dường như trở nên tinh tế như một nghệ thuật, Ve kêu rừng phách đổ vàng > âm thanh và màu sắc có sự tương giao tế vi, cùng một nhịp rung động).
Nhận xét: Thiên nhiên trữ tình, nên thơ được tráng qua lớp men của nỗi nhớ càng thêm lung linh.
-Sinh hoạt Việt Bắc:

• Người mẹ: nắng cháy lưng, địu con lên rẫy; cô gái: hái măng một mình > nhịp lao động khó nhọc, vất vả > đặc trưng cho lao động miền núi > gợi thương gợi xót.
• Lớp học I tờ: không khí náo nức, lạc quan.
-Kỉ niệm kháng chiến:

• Chia cơm xẻ áo (bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng) > Gợi nhắc truyền thống đoàn kết, lá lành đùm lá rách của dân tộc.
• Cùng “một lòng” đánh giặc: địa danh kháng chiến gắn với những dấu mốc lịch sử được đặt liên tiếp > phản ánh những chặng đường cách mạng sôi nổi, hào hùng, gắn bó giữa cấn bộ và đồng bào.
• Bức tranh Việt Bắc ra trận hào hùng, đậm chất sử thi:
Cách sử dụng từ láy: rầm rập, điệp điệp trùng trùng…
Ngắt nhịp
Động từ mạnh
Nhịp hành quân, nhịp chiến đấu, sức mạnh chiến thắng cuồn cuộn như
thác lũ .
-Khẳng định chắc nịch bằng cách lặp lại có biến đổi cấu trúc: Mình về
mình lại nhớ ta> tạc đá lòng sắt son chung thuỷ của người ra đi. 015

---- Chúc thi tốt nghiệp tốt ------
Về Đầu Trang Go down
https://thptcaobaquat.forumvi.com
 
Phong cách Tố Hữu qua Việt Bắc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phòng số 04 .
» Phòng thi của bạn như thế nào?
» In name card phong thủy tại www.nhatnguyencorp.com
» PHỎNG VẤN HỌC BỔNG CÙNG HAWAII PACIFIC UNIVERSITY
» Tố Hữu - Người mở đường của nền thơ cách mạng - Vũ Quần Phương

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường THPT Cao Bá Quát - Quốc Oai  :: .::|=Góc học tập=|::. :: CLB Văn Học :: Văn 12-
Chuyển đến